Sòng bạc trực tuyến việt nam | Casino online uy tín dkbuu

UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT DI CĂN

Chủ nhật - 08/11/2020 22:48
I- TỔNG QUAN
1. Tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ trong khung chậu của nam giới, nằm giữa dương vật và bàng quang, bao quanh niệu đạo. Chức năng chính của tuyến tiền liệt là hỗ trợ sản xuất tinh dịch.
 
Trong quá trình phóng tinh, tinh trùng được sản xuất tại tinh hoàn, sau đó di chuyển xuống niệu đạo. Khi tinh trùng đi xuống  niệu đạo, một chất dịch từ tuyến tiền liệt và túi tinh sẽ được trộn lẫn với tinh trùng. Hỗn dịch này sẽ được phóng ra ngoài qua dương vật.
Giải phẫu tuyến tiền liệt
  1. Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Ung thư tuyến tiền liệt phát triển khi các tế bào bất thường hình thành và phát triển trong tuyến tiền liệt. Không phải tất cả các phát triển bất thường (hay khối u) này đều được gọi là ung thư (ác tính) mà một số khối u không phải ung thư (lành tính).
  • Sự phát triển bất thường hay khối u lành tính như tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (benign prostatic hyperplasia). Tổn thương này không nguy hiểm, không xâm lấn mô lân cận hoặc lan sang (di căn) các cơ quan khác.
  • Sự phát triển bất thường hay khối u là ung thư, như ung thư tuyến tiền liệt, có thể xâm lấn mô lân cận và di căn các cơ quan khác như bàng quang, trực tràng hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nếu khối u này bị loại bỏ, nó vẫn có thể phát triển trở lại. Ung thư tuyến tiền liệt có thể đe dọa tính mạng nếu nó di căn xa ngoài tuyến tiền liệt (bệnh di căn).
Tế bào ung thư tuyến tiền liệt lây lan khi chúng tách khỏi u tuyến tiền liệt. Chúng có thể di chuyển vào mạch máu hoặc hạch bạch huyết để đến các cơ quan khác của cơ thể. Sau khi phát tán, tế bào ung thư có thể gắn vào các mô khác. Chúng có thể hình thành khối u mới tại các mô này và phá hủy các cơ quan đó.
Khi ung thư tuyến tiền liệt di căn đến các cơ quan khác, bản chất tế bào khối u này vẫn giống khối u tại tuyến tiền liệt. Ví dụ, nếu ung thư tuyến tiền liệt di căn xương, thì các tế bào tìm thấy tại mô xương di căn vẫn giống tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Do đó, khối u tại xương này gọi là “ung thư tuyến tiền liệt di căn xương” không phải là ung thư xương.
  1. Ung thư tuyến tiền liệt di căn là gì?
Ung thư tuyến tiền liệt thường có 4 giai đoạn
  • Giai đoạn sớm ( giai đoạn I và II): tế bào ung thư chưa lan ra khỏi tuyến tiền liệt. Giai đoạn này thường gọi là ung thư giai đoạn sớm hay giai đoạn tại chỗ.
  • Giai đoạn tiến triển tại chỗ ( giai đoan III): tế bào ung thư đã lan ra khỏi tuyến tiền liệt nhưng chỉ ở mô lân cận. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư tiến triển tại chỗ.
  • Giai đoạn di căn (giai đoạn IV): tế bào ung thư đã lan xa đến hạch bạch huyết hoặc cơ quan khác như xương, gan, phổi. Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn di căn.
Khi bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, có thể điều trị hoặc theo dõi sát. Nếu ung thư đã lan xa tuyến tiền liệt hoặc tái phát sau điều trị thường được gọi là ung thư tiến triển hay di căn.
Ung thư giai đoạn di căn không thể điều trị khỏi, nhưng có thể kiểm soát bệnh. Việc điều trị giai đoạn này là làm ngưng bệnh tiếp tục phát triển và giúp giảm các triệu chứng, cho bệnh nhân có cảm giác tốt hơn trong thời gian dài.
Một vài phân loại của ung thư tuyến tiền liệt:
  • Tái phát sinh học (Biochemical Recurrence): khi kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) tăng sau điều trị mà không có dấu hiệu khác của ung thư tái phát.
  • Ung thư tuyến tiền liệt chưa di căn kháng cắt tinh hoàn (Non-Metastatic Castration-Resistant Prostate Cancer - nmCRPC): Ung thư phát triển sau khi điều trị ức chế hormon (testosterone) ở bệnh nhân tái phát sinh học.
  • Ung thư tuyến tiền liệt di căn (Metastatic Prostate Cancer): tế bào ung thư lan xa khỏi tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt di căn có thể phát hiện bằng hình ảnh học.
  • Ung thư tuyến tiền liệt di căn kháng cắt tinh hoàn (Metastatic Castration-Resistant Prostate Cancer - mCRPC): ung thư tuyến tiền liệt di căn kháng với liệu pháp kháng Androgen. Mức PSA tăng hoặc có các nốt di căn tiến triển.
  1. Những triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt di căn?
Bệnh nhân nam mắc ung thư tuyến tiền liệt di căn có thể không có triệu chứng.
Khi bệnh nhân có triệu chứng, có thể ung thư đã lan xa khỏi tuyến tiền liệt. Triệu chứng tùy thuộc vào kích cỡ khối ung thư, cơ quan bị di căn. Ung thư tuyến tiền liệt có thể lan đến hạch bạch huyết, xâm lấn vào bàng quang, trực tràng, phổi, xương, não hoặc cơ quan khác. Triệu chứng bắt đầu với rối loạn đi tiểu, đau, tiểu máu, mệt mỏi, sụt cân, khó thở hoặc đau xương. Khi ung thư tuyến tiền liệt lan đến xương chậu, bệnh nhân cảm thấy đau chậu hông hoặc đau lưng dưới.
  1. CHẨN ĐOÁN
Bác sĩ cần biết ung thư ở đâu trên cơ thể bệnh nhân, đã lan và ảnh hưởng đến cơ quan nào. Những thông tin này sẽ giúp lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
  1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) máu là đo lường một loại protein trong máu gọi là PSA. PSA chỉ được sản xuất bởi tế bào tuyến tiền liệt bình thường và tế bào ung thư của tuyến tiền liệt. Kết quả xét nghiệm thường được tính bằng ng/ml của máu.
Xét nghiệm PSA được dùng để đánh giá sự thay đổi việc sản xuất PSA của tuyến tiền liệt. PSA cũng được dùng để phân giai đoạn ung thư, lập kế hoạch điều trị, và theo dõi điều trị. Nếu PSA tăng nhanh là dấu hiệu của sự bất ổn. Xét nghiệm PSA cũng là một xét nghiệm đầu tiên khi một nam giới có các dấu hiệu ung thư. Sau đó kết hợp các xét nghiệm khác bổ sung để chẩn đoán và theo dõi điều trị.
  1. Thăm trực tràng
Thăm trực tràng bằng tay qua ngã hậu môn giúp bác sĩ đánh giá sự thay đổi của tuyến tiền liệt và được xem như là một sự đánh giá tiếp theo sau khi xét nghiệm PSA. Khi thăm khám trực tràng, bác sĩ sẽ cảm nhận được những vùng bình thường hoặc những nốt cứng. Khám trực tràng thường kết hợp với xét nghiệm PSA.
  1. Sinh thiết
Chẩn đoán xác định ung thư cần phải sinh thiết khối ung thư. Sinh thiết tế bào ung thư giúp đánh giá độ biệt hóa và giai đoạn ung thư. Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt di căn đều có kết quả sinh thiết trước đó.
Việc sinh thiết mô có thể thực hiên trên mô tuyến tiền liệt hoặc cơ quan bị di căn để tìm tế bào ung thư. Sinh thiết sẽ lấy một ít tế bào của mô để đọc dưới kính hiển vi.
Trước khi thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt, bệnh nhân có thể được tiêm kháng sinh dự phòng và thụt tháo hậu môn. Khi sinh thiết, bệnh nhân sẽ nằm nghiêng trái và một đầu dò siêu âm được đưa vào trực tràng. Đầu dò siêu âm sử dụng để quan sát các phần bên trong.
Trước tiên, bác sĩ sẽ xem hình ảnh tuyến tiền liệt qua đầu dò siêu âm. Kích thước, hình dạng của tuyến tiền liệt và bất kỳ thứ gì trông “khác thường” đều được ghi nhận. Bóng mờ thường được coi là bất thường. Không phải tất cả các bóng mờ đều là ung thư, nhưng chúng là một dấu hiệu cần chú ý quan sát kỹ hơn. Không phải tất cả các khối ung thư đều có thể được nhìn thấy qua siêu âm.
Tiếp theo, tuyến tiền liệt được gây tê qua đầu dò siêu âm nên bệnh nhân không cảm thấy đau (hoặc rất ít). Thường sinh thiết từ 10- 12 mẫu nhỏ mô tuyến tiền liệt. Số lượng mẫu được sinh thiết phụ thuộc vào kích thước của tuyến tiền liệt, kết quả xét nghiệm PSA và sinh thiết trước đó.
Quá trình sinh thiết thực hiện khoảng 10- 20 phút. Bác sĩ sẽ tìm các tế bào ung thư trong các mẫu.Nếu thấy tế bào ung thư, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ đánh giá độ ác tính của khối u.
Sau khi sinh thiết, bệnh nhân có thể thấy máu trong phân và nước tiểu hoặc xuất tinh ra máu. Điều này sẽ dừng lại trong vòng vài ngày đối với nước tiểu và phân và vài tuần đối với tinh dịch. Một số bệnh nhân có thể bị sốt cao sau khi làm sinh thiết. Khi đó bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh.
Hình ảnh khối u tuyến tiền liệt trên siêu âm qua ngã trực tràng
  1. Hình ảnh học
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): chụp MRI có tiêm thuốc cản quang cho hình ảnh tuyến tiền liệt rõ ràng hơn, và xem ung thư có xâm lấn vào túi tinh hoặc các cơ quan lân cận chưa.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT được sử dụng để xem mặt cắt ngang của mô và các cơ quan. Nó kết hợp tia X và tính toán máy tính để có hình ảnh chi tiết từ các góc độ khác nhau. Nó có thể hiển thị cấu trúc rắn và lỏng, vì vậy nó được sử dụng để chẩn đoán các khối trong đường tiết niệu. Chụp CT không phải lúc nào cũng hữu ích như MRI để xem tuyến tiền liệt nhưng rất tốt trong việc đánh giá các mô và cấu trúc xung quanh
  • Ghi hình cắt lớp positron (PET/CT): Chụp PET/CT giúp bác sĩ thấy rõ hơn vùng có ung thư. Một loại thuốc đặc biệt (được gọi là chất đánh dấu) thường được tiêm qua tĩnh mạch bệnh nhân. Các tế bào của bệnh nhân sẽ nhận chất đánh dấu khi nó đi qua các mô cơ thể. Nó cho thấy sự khác biệt giữa mô lành và mô bệnh. Máy quét cho phép bác sĩ xem rõ hơn vùng ung thư phát triển.
  • Xạ hình xương: Nếu ung thư tuyến tiền liệt di căn đến các vị trí xa, nó thường đi đến xương đầu tiên. Xạ hình xương có thể giúp xác định xem ung thư đã đến xương chưa. Một loại thuốc đánh dấu được tiêm vào cơ thể bệnh nhân khi thực hiện. Hình ảnh xương bị ung thư xuất hiện sẫm màu hơn khi có thuốc đánh dấu.
  1. Giai đoạn và phân loại
Ung thư tuyến tiền liệt được phân làm 4 giai đoạn.
  • Giai đoạn sớm ( giai đoạn I và II): tế bào ung thư chưa lan ra khỏi tuyến tiền liệt. Giai đoạn này thường gọi là ung thư giai đoạn sớm hay giai đoạn tại chỗ.
  • Giai đoạn tiến triển tại chổ ( giai đoan III): tế bào ung thư đã lan ra khỏi tuyến tiền liệt nhưng chỉ ở mô lân cận. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư tiến triển tại chỗ.
  • Giai đoạn di căn (giai đoạn IV): tế bào ung thư đã lan xa đến hạch bạch huyết hoặc cơ quan khác như xương, gan, phổi. Giai đoạn này còn được goại là giai đoạn di căn.
Các giai đoạn được xác định bởi số lượng và tốc độ tế bào ung thư đang phát triển. Điểm Gleason và T, N, M giúp bác sĩ phân giai đoạn ung thư.
Nếu sinh thiết cho thấy có ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ đánh giá điểm Gleason. Điểm Gleason là thước đo loại tế bào ung thư tuyến tiền liệt hiện diện và mức độ hung ác của chúng. Điểm thấp hơn được cấp cho các mẫu có tế bào nhỏ, độ ác ít. Điểm cao hơn được trao cho các mẫu có tế bào có độ ác cao. Điểm Gleason được thiết lập bằng cách cộng hai điểm phổ biến nhất được tìm thấy trong mẫu sinh thiết. Trong hệ thống chấm điểm Gleason, các ô được cho điểm từ 6 (độ ác ít nhất) đến 10 (độ ác cao nhất). Trong ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối, điểm Gleason thấp hầu như không bao giờ thấy.
Điều quan trọng là phải biết điểm Gleason của bệnh nhân để hiểu ung thư có thể lây lan nhanh như thế nào.
Điểm T, N, M là thước đo mức độ di căn của ung thư tuyến tiền liệt trong cơ thể. Điểm T (khối u) đánh giá kích thước và mức độ lan rộng của khối u ban đầu. Điểm N ( hạch) đánh giá liệu ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết gần đó hay chưa. Điểm M (di căn) đánh giá liệu ung thư có di căn đến các vị trí xa hay không.

Phân giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt

Đánh giá giai đoạn theo AJCC lần thứ 8 – 2017
T1 U nguyên phát không rõ ràng trên lâm sàng, không sờ thấy
T1a U xác định bằng mô bệnh học ≤5% trong tổ chức lấy được và điểm Gleason ≤6.
T1b U xác định bằng mô bệnh học >5% trong tổ chức lấy được và điểm Gleason >6.
T1c U xác định bằng sinh thiết kim ở một bên hoặc cả hai bên nhưng u không sờ thấy (chỉ định sinh thiết do PSA cao).
T2 Khối u sờ thấy và khu trú ở tuyến tiền liệt
T2a U ở ≤ một nửa của một thùy
T2b U nhiều hơn một nửa thùy nhưng không ở cả 2 thùy
T2c U ở cả hai thùy
T3 U xâm lấn qua bao tuyến tiền liệt nhưng chưa cố định, chưa xâm lấn cấu trúc xung quanh.
T3a Xâm lấn vỏ bao 1 hoặc 2 bên
T3b Xâm lấn túi tinh
T4 U cố định hay xâm lấn cơ quan lân cận ngoài túi tinh: bàng quang, cơ vòng hậu môn, trực tràng, thành chậu.
N0 Không có tế bào ung thư di căn đến hạch quanh tuyến tiền liệt (nếu N1 là đã có di căn)
M0 Không có tế bào ung thư di căn đến các cơ quan khác (nếu M1 đã di căn)

Các giai đoạn u (T) tại tuyến tiền liệt theo lâm sàng

  1. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT DI CĂN
Mục tiêu của điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn di căn là thu nhỏ khối u, kiểm soát các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Đối với bệnh nhân tái phát sinh học, nmCRPC, ung thư tuyến tiền liệt di căn và / hoặc mCRPC, có thể có rất nhiều lựa chọn điều trị. Ung thư tuyến tiền liệt di căn có thể khó điều trị.
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn về hiệu quả và tác dụng phụ của từng phương pháp điều trị trước khi lựa chọn.
  1. Liệu pháp hormon
Liệu pháp hormon là một phương pháp điều trị làm giảm nồng độ androgen hay còn gọi là hormon của đàn ông. Liệu pháp này còn được gọi là androgen deprivation therapy (ADT): liệu pháp khử androgen. Testosterone, một hormon sinh dục nam quan trọng, là nhiên liệu chính cho các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, vì vậy việc ngăn chặn nó có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào đó. Liệu pháp hormon làm chậm sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới khi ung thư tuyến tiền liệt đã di căn hoặc tái phát sau các phương pháp điều trị khác. Nó cũng có thể được sử dụng để thu nhỏ một khối u còn tại chổ chưa lan rộng.
Có một số loại liệu pháp hormon để điều trị ung thư tuyến tiền liệt, bao gồm dùng thuốc và phẫu thuật. Bác sĩ có thể kê đơn điều trị bằng nhiều loại thuốc ADT.

Liệu pháp hormon bằng thuốc

Có nhiều loại thuốc dùng trong liệu pháp hormon có sẵn dưới dạng tiêm hoặc dạng viên uống. Một số thuốc ngăn cơ thể sản xuất hormon giải phóng hoàng thể (LHRH, còn được gọi là hormon giải phóng gonadotrophin, hoặc GnRH). LHRH kích hoạt cơ thể tạo ra testosterone. Các thuốc khác ngăn chặn các tế bào tuyến tiền liệt bị ảnh hưởng bởi testosterone bằng cách ngăn chặn các thụ thể hormon.
Với điều trị LHRH không cần phẫu thuật. Bất lợi của điều trị LHRH là chi phí cao. Thuốc được tiêm nhắc lại nhiều lần đắt hơn so với phẫu thuật một lần. Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế có thể giảm được chi phí điều trị. Nam giới không thể hoặc không muốn phẫu thuật là những ứng cử viên tốt cho phương pháp điều trị này.
Có nhiều loại thuốc khác nhau cho điều trị liệu pháp hormon mà bác sĩ có thể kê đơn để cơ thể bệnh nhân giảm hoặc ngừng sản xuất testosterone . Sau khi mức testosterone giảm xuống gần như bằng không, nghĩa là bệnh nhân đang ở "mức độ thiến". Nó giống như khi tinh hoàn của bệnh nhân không còn nữa. Khi mức testosterone giảm, các tế bào ung thư tuyến tiền liệt giảm sự phát triển và tăng sinh.
Các loại thuốc
  • Chất đồng vận (Agonists): Chất đồng vận LHRH/GnRH giống như hormon LHRH/GnRH. Thuốc đồng vận LHRH/GnRH như leuprolide, goserelin, triptorelinhistrelin được tiêm dưới dạng tiêm hoặc dạng viên nhỏ đặt dưới da. Dựa trên loại thuốc bào chế mà chúng được tiêm từ một tháng một lần đến sáu tháng một lần.
Khi được đưa vào cơ thể lần đầu, các chất đồng vận khiến cơ thể sản sinh ra một lượng testosterone nhanh (được gọi là hiện tượng "flare"). Các chất đồng vận có tác dụng lâu hơn LHRH tự nhiên. Sau lần đầu tiên, thuốc đánh lừa tuyến yên của bệnh nhân nghĩ rằng nó không cần sản xuất LHRH/GnRH vì nó đã có đủ. Kết quả là tinh hoàn không được kích thích để sản xuất testosterone.
Các tác dụng phụ là do hiện tượng "flare " khi điều trị bằng chất đồng vận. Khoảng 7-10 ngày sau, cơ thể bệnh nhân sẽ ngừng sản xuất các hormon testosterone.
  • Chất đối kháng (Antagonists): Những loại thuốc này cũng làm giảm testosterone, nhưng nhanh hơn. Thay vì mã hóa tuyến yên bằng LHRH, chúng ngăn LHRH liên kết với các thụ thể. Không có hiện tượng tăng testosterone “flare” - đối với chất đối kháng LHRH/GnRH vì cơ thể không nhận được tín hiệu để sản xuất testosterone. Degarelix là một chất đối kháng LHRH được tiêm dưới da hàng tháng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn di căn.
  • Thuốc kháng Androgen (anti-androgen): Các loại thuốc này ngăn chặn testosterone bằng cách ngăn tinh hoàn nhận thông điệp để giải phóng testosterone. Các loại thuốc như flutamide, bicalutamidenilutamide được dùng dưới dạng viên uống hàng ngày.
  • CAB (combined androgen-reducing treatment, with anti-androgens): Phương pháp này kết hợp giữa thiến (bằng phẫu thuật hoặc với các loại thuốc được mô tả ở trên) và thuốc kháng androgen. Phương pháp điều trị ngăn chặn testosterone và ngăn nó liên kết với các tế bào ung thư.
Thông thường, testosterone sẽ liên kết với các thụ thể (điểm tiếp nhận) của nó trên tế bào ung thư. Điều này thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Khi các thụ thể bị chặn, testosterone không thể liên kết vào các tế bào. Tinh hoàn sản xuất hầu như tất cả testosterone của cơ thể. Để ngăn tinh hoàn sản xuất testosterone, bệnh nhân có thể được phẫu thuật hoặc dùng thuốc uống. Phần còn lại của testosterone được tạo ra bởi các tuyến thượng thận. Liệu pháp kháng androgen ngăn chặn testosterone do tuyến thượng thận tạo ra.
Bác sĩ có thể sử dụng thuốc kháng androgen trong một khoảng thời gian ngắn (một đến hai tháng). Nó có thể được sử dụng kéo dài đến khi liệu pháp loại bỏ androgen (androgen deprivation therapy -ADT) bắt đầu có hiệu quả. Hoặc, nó có thể được sử dụng khi các liệu pháp hormon khác không còn hiệu quả.
Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của các liệu pháp. Lựa chọn tốt cho bệnh nhân có thể phụ thuộc một phần vào cơ quan ung thư đã di căn và sức chịu đựng của bênh nhân.
  • Ức chế tổng hợp Androgen (Androgen synthesis inhibitors): Abiraterone acetate là một loại thuốc dùng bằng đường uống. Nó ngăn cơ thể giải phóng enzym cần thiết để tạo ra nội tiết tố androgen trong tuyến thượng thận, tinh hoàn và mô tuyến tiền liệt, dẫn đến giảm nồng độ testosterone và các nội tiết tố androgen khác. Do cách thức hoạt động, loại thuốc này phải được dùng với một loại steroid đường uống được gọi là prednisone. Nó có thể được sử dụng trước hoặc sau khi hóa trị ở nam giới với mCRPC. Những loại thuốc này thường được gọi là kháng androgen thế hệ thứ hai và được sử dụng cùng với các liệu pháp kháng androgen khác.
  • Ức chế thụ thể Androgen (Androgen receptor inhibitors): Những loại thuốc này ngăn chặn testosterone liên kết với các tế bào ung thư tuyến tiền liệt (như kháng androgen). Những loại thuốc này được dùng dưới dạng viên uống để ngăn chặn thụ thể androgen tại nhiều vị trí để ngăn tế bào ung thư phát triển. ApalutamideEnzalutamide được sử dụng để ngăn chặn tác động của nội tiết tố androgen trong tuyến tiền liệt và khắp cơ thể để ngăn chặn sự phát triển của ung thư. Những loại thuốc này có thể làm chậm sự lây lan của ung thư. Một số bệnh nhân đã thực hiện rất tốt với các lựa chọn này, kết hợp với thuốc ADT.

Liệu pháp hormon bằng phẫu thuật

Tinh hoàn của đàn ông tạo ra hormon testosterone. Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn hoặc thiến. Khi tinh hoàn bị cắt bỏ, cơ thể ngừng tạo ra các hormon gây ung thư tuyến tiền liệt.
Cắt bỏ tinh hoàn là một phẫu thuật đơn giản. Nó thường được thực hiện như một thủ tục ngoại trú. Bác sĩ phẫu thuật tạo một vết cắt nhỏ ở bìu (túi giữ tinh hoàn). Sau đó, tinh hoàn được tách ra khỏi mạch máu và cắt bỏ. Ống dẫn tinh (ống dẫn tinh trùng đến tuyến tiền liệt trước khi phóng tinh) được cắt bỏ và khâu lại vết mổ.
Điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn là hình thức phẫu thuật loại bỏ androgen - giảm mức testosterone ngay lập tức. Những người đàn ông chọn liệu pháp này muốn điều trị phẫu thuật một lần. Họ phải đủ sức khỏe để phẫu thuật và đồng ý cắt bỏ tinh hoàn vĩnh viễn.
Những rủi ro chính từ phẫu thuật này là nhiễm trùng và chảy máu. Nhiều nam giới cảm thấy khó chịu với việc cắt bỏ tinh hoàn vì nó không thể hồi phục. Bìu trông trống rỗng. Những lo lắng về hình ảnh cơ thể hoặc hình ảnh bản thân có thể khiến nam giới lựa chọn phương pháp điều trị khác.

Tác dụng phụ của liệu pháp hormon

Thật không may, liệu pháp hormon có thể không hiệu quả mãi mãi và nó không chữa khỏi ung thư. Theo thời gian, ung thư có thể phát triển bất chấp mức độ hormon thấp. Lựa chọn phương pháp điều trị khác cũng cần thiết để kiểm soát ung thư.
Liệu pháp hormon có nhiều tác dụng phụ. Liệu pháp hormon ngắt quảng cũng là một lựa chọn tốt.
Các tác dụng phụ có thể có của liệu pháp hormon bao gồm:
  • Giảm ham muốn tình dục ở nam giới
  • Rối loạn cương dương
  • Cơn nóng bừng (đột ngột lan tỏa lên mặt, cổ và phần trên cơ thể, đổ mồ hôi nhiều).
  • Tăng cân (nếu ăn kiên và tập thể dục có thể giúp giảm cân).
  • Tâm trạng không ổn định.
  • Trầm cảm bao gồm cảm giác mất hy vọng, mất hứng thú với các hoạt động thú vị, không thể tập trung hoặc thay đổi cảm giác thèm ăn và ngủ.
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp) nên ít oxy đến các mô và cơ quan, gây mệt mỏi hoặc suy nhược.
  • Teo cơ
  • Loãng xương, giòn dễ gãy.
  • Giảm trí nhớ
  • Tăng cholesterol, đặc biệt là LDL
  • Nữ hóa tuyến vú
  • Tăng nguy cơ bị đái tháo đường 40% so với người nam không sử dụng liệu pháp loại bỏ androgen.
  1. Liệu pháp hóa trị
Thuốc hóa trị có thể làm chậm sự phát triển của ung thư. Những loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ. Hoặc, nó có thể làm dịu cơn đau và các triệu chứng bằng cách thu nhỏ các khối u. Các loại thuốc hóa trị chính là DocetaxelCabazitaxel đã được chứng minh là có hiệu quả.
Hóa trị rất hữu ích cho nam giới bị ung thư lan rộng. Hoặc nó được sử dụng khi liệu pháp hormon (một mình) không còn khả năng kiểm soát ung thư. Hầu hết các loại thuốc hóa trị được truyền qua tĩnh mạch. Trong quá trình hóa trị, thuốc di chuyển khắp cơ thể. Chúng tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng và cả tế bào lành.
Các tác dụng phụ có thể bao gồm rụng tóc, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Có thể có những thay đổi về vị giác và xúc giác của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể dễ bị nhiễm trùng hơn hoặc bị đau thần kinh (ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và bàn chân).
Do các tác dụng phụ từ hóa trị liệu, nên việc quyết định sử dụng các loại thuốc này có thể dựa trên:
  • Sức khỏe của bệnh nhân và mức độ bệnh nhân có thể dung nạp thuốc
  • Những phương pháp điều trị khác bệnh nhân đã thử
  • Nếu cần có thể xạ trị để giảm đau nhanh chóng
  • Có những phương pháp điều trị hoặc thử nghiệm lâm sàng nào khác
  • Mục tiêu điều trị của bệnh nhân
Nếu bệnh nhân sử dụng hóa trị liệu, bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ để quản lý các tác dụng phụ. Có những loại thuốc để giúp giảm những thứ như buồn nôn. Hầu hết các tác dụng phụ dừng lại khi kết thúc hóa trị.
  1. Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh ung thư. Nó là một lựa chọn cho những người đàn ông bị mCRPC không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Nếu ung thư tái phát và lan rộng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc Sipuleucel-T. Thuốc chủng ngừa ung thư này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để nó có thể tấn công các tế bào ung thư.
Các tác dụng phụ thường xuất hiện trong 24 giờ đầu sau khi điều trị và có thể bao gồm sốt, ớn lạnh, suy nhược, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Bệnh nhân cũng có thể bị tụt huyết áp và phát ban.
  1. Liệu pháp kết hợp
Có nhiều cách phối hợp thuốc cho bệnh nhân mCRPC. Bác sĩ có thể đề xuất một số lựa chọn bên dưới dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân:
  • Ít hoặc không triệu chứng: có thể lựa chọn Abiraterone + Prednisone, Enzalutamide, Docetaxel, hoặc Sipuleucel-T.
  • Di căn xương: Abiraterone +Prednisone, Enzalutamide, Docetaxel, Radium-223
  • Một số lựa chọn khác: Abiraterone + Prednisone, Enzalutamide, Ketoconazole +Steroid, xạ trị.
  • Lựa chon cho nam giới đã hóa trị Docetaxel: Abiraterone + Prednisone, Cabazitaxel hoặc Enzalutamide, hoặc Radium-223 để giảm đau xương.
  1. Liệu pháp nhắm mục tiêu vào xương
Liệu pháp nhắm mục tiêu vào xương có thể giúp những người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt đã di căn đến xương vì họ có thể bị “các biến cố liên quan đến xương”. Các biến cố liên quan đến xương bao gồm gãy xương, đau và các vấn đề khác. Hai loại thuốc có thể ngăn chặn ung thư và giảm các biến cố liên quan đến xương là Zoledronic AcidDenosumab. Cả hai đều giúp ngăn ngừa đau và suy yếu do ung thư phát triển trong xương của bệnh nhân.
Thuốc phóng xạ là thuốc có tính phóng xạ. Chúng có thể được sử dụng để giúp giảm đau xương do ung thư di căn. Một số được gọi là Strontium-89Samarium-153. Radium-223 cũng có thể được sử dụng cho những người đàn ông có mCPRC đã lan vào xương của họ. Nó có thể được cung cấp khi liệu pháp loại bỏ androgen -- ADT không hoạt động. Nó phát ra một lượng nhỏ bức xạ đi đến các bộ phận chính xác nơi các tế bào ung thư đang phát triển.
Canxi và Vitamin D cũng được sử dụng để giúp bảo vệ xương của bệnh nhân. Chúng thường được khuyên dùng cho nam giới trong liệu pháp hormon để điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
  1. Xạ trị
Bức xạ sử dụng chùm năng lượng cao để tiêu diệt khối u. Xạ có thể giúp giảm đau và các triệu chứng khác nếu ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương. Có nhiều loại xạ trị.
Bức xạ có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần. Việc điều trị giống như chụp X-quang. Nó sử dụng chùm năng lượng cao để tiêu diệt khối u. Một số kỹ thuật bức xạ tập trung vào việc cứu các mô lành gần đó. Sử dụng máy tính và phần mềm cho biết chính xác vị trí ung thư. Nhờ đó bức xạ tập trung chính xác vào khối u và giảm đáng kể lên cơ quan lành.
  1. Liệu pháp theo dõi tích cực
Một số người đàn ông chọn chỉ theo dõi mà không sử dụng một liệu pháp điều trị nào khác. Theo dõi tích cực thường được áp dụng nếu khối ung thư nhỏ, phát triển chậm. Nó có thể tốt cho những người đàn ông không có triệu chứng hoặc muốn tránh các tác dụng phụ về tình dục, tiết niệu hoặc ruột càng lâu càng tốt. Một số bệnh nhân khác có thể chọn liệu pháp theo dõi do lớn tuổi hoặc tổng trạng của họ kém. Theo dõi tích cực chủ yếu được sử dụng để trì hoãn hoặc tránh điều trị tích cực .
Phương pháp này có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện nhiều xét nghiệm theo thời gian để theo dõi sự phát triển của ung thư. Điều này giúp bác sĩ biết mọi thứ đang diễn ra như thế nào và ngăn ngừa các tác dụng phụ liên quan đến điều trị. Điều này cũng sẽ giúp bệnh nhân và bác sĩ tập trung vào việc quản lý các triệu chứng liên quan đến ung thư. Nói chuyện với bác sĩ về việc liệu đây có phải là một lựa chọn tốt cho bạn.
  1. Thử nghiệm lâm sàng
Thử nghiệm lâm sàng là các nghiên cứu thử nghiệm các phương pháp điều trị mới hoặc học cách sử dụng các phương pháp điều trị hiện có tốt hơn. Các nghiên cứu lâm sàng nhằm đưa ra các chiến lược điều trị hiệu quả nhất cho một số bệnh hoặc nhóm người nhất định. Đối với một số bệnh nhân, tham gia thử nghiệm lâm sàng có thể là phương pháp điều trị tốt nhất.
  1. Một số vấn đề khác cần chú ý

Mất kiểm soát đi tiểu

Mất kiểm soát đôi khi là kết quả của việc điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Đây là tình trạng không thể kiểm soát việc đi tiểu.
Có nhiều loại tiểu mất kiểm soát khác nhau:
  • Mất kiểm soát khi căng thẳng (Stress Incontinence -SUI): Nước tiểu rỉ ra khi ho,cười, hắt hơi hoặc tập thể dục. Đây là loại thường gặp nhất.
  • Mất kiểm soát khẩn trương (Urge Incontinence): Cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, thậm chí khi bàng quang không đầy vì bàng quang quá nhạy cảm. Đây còn được gọi là bàng quang hoạt động quá mức (overactive bladder -OAB).
  • Mất kiểm soát hỗn hợp: Sự kết hợp giữa căng thẳng và khẩn trương tiểu không kiểm soát với các triệu chứng từ cả hai loại. Bởi vì mất kiểm soát tiểu tiện có thể ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của bệnh nhân, điều quan trọng là phải hiểu cách quản lý vấn đề này.Điều trị chứng mất kiểm soát đi tiểu tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của vấn đề:
  • Bài tập Kegel - có thể tăng cường kiểm soát cơ bàng quang.
  • Thay đổi lối sống - có thể cải thiện chức năng tiết niệu của bệnh nhân.Cố gắng ăn những thực phẩm lành mạnh hơn, hạn chế hút thuốc, giảm cân, thực hiện các lần đi vệ sinh đúng giờ.
  • Thuốc - có thể giúp cải thiện kiểm soát bàng quang. Chúng ảnh hưởng đến các dây thần kinh và cơ xung quanh bàng quang.
  • Kích thích điện thần kinh - tăng cường cơ bàng quang.
  • Phẫu thuật - để kiểm soát việc đi tiểu. Có thể bao gồm tiêm collagen để thắt chặt cơ vòng bàng quang, cấy dây nịt niệu đạo để thắt cổ bàng quang hoặc một dụng cụ tạo cơ vòng.
  • Miếng tã lót- Ngoài ra còn có nhiều miếng tã lót và sản phẩm không điều trị chứng mất kiểm soát đi tiểu mà giúp bạn khô thoáng.

Rối loạn cương dương (Erectile Dysfunction)

Nam giới có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tình dục sau khi chẩn đoán hoặc điều trị ung thư. Rối loạn cương dương là khi một người đàn ông khó đạt được hoặc giữ được sự cương cứng đủ mạnh để quan hệ tình dục. Rối loạn cương dương xảy ra khi không có đủ máu đến dương vật hoặc khi các dây thần kinh đến dương vật bị tổn hại.
Ung thư tuyến tiền liệt, đại tràng, trực tràng và bàng quang là những bệnh ung thư phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục của nam giới. Các phương pháp điều trị ung thư, cùng với căng thẳng về cảm xúc, có thể dẫn đến rối loạn cương dương.
Khả năng rối loạn cương dương sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt phụ thuộc về nhiều thứ, chẳng hạn như:
  • Tuổi
  • Tổng trạng
  • Thuốc đã dùng
  • Chức năng tình dục trước điều trị
  • Giai đoạn ung thư
  • Tổn thương thần kinh hay mạch máu do phẫu thuật hoặc do xạ trị.
Một số phương pháp có thể điều trị tình trạng rối loạn cương dương. Điều trị bằng thuốc viên, bơm chân không, viên đặt niệu đạo, thuốc tiêm và cấy ghép dương vật. Lựa chọn điều trị theo từng cá nhân. Một số phương pháp điều trị có thể hiệu quả với bệnh nhân này hơn những phương pháp khác. Chúng có những tác dụng phụ riêng. Bác sĩ có thể trao đổi với bệnh nhân về những ưu và nhược điểm của từng phương pháp. Họ có thể giúp bệnh nhân quyết định phương pháp điều trị đơn lẻ hoặc kết hợp nào phù hợp.

Thay đổi lối sống

Ăn kiêng
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm tăng mức năng lượng và tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân.
Điều quan trọng là phải lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh và cố gắng duy trì cân nặng hợp lý. Thói quen ăn uống lành mạnh có thể cải thiện sức khỏe và nguy cơ của bệnh nhân.
Thực phẩm lành mạnh gồm:
  • Nhiều trái cây và rau
  • Nhiều chất xơ
  • Hạn chế mỡ
  • Giới hạn đường đơn
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
Vì điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn, thói quen ăn uống và cân nặng của bệnh nhân, điều quan trọng là bạn phải cố gắng ăn uống lành mạnh. Nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống, hãy liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng. Có nhiều cách để giúp bệnh nhân có được dinh dưỡng cần thiết.

Thể dục

Tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe thể chất và cảm xúc của bệnh nhân. Nó cũng có thể giúp bệnh nhân kiểm soát cân nặng, duy trì sức mạnh của cơ và xương cũng như giúp kiểm soát các tác dụng phụ. Nếu được bác sĩ chấp thuận, nam giới có thể cố gắng tập thể dục khoảng 1,5 đến 3 giờ mỗi tuần. Điều này có thể bao gồm đi bộ hoặc tập thể dục cường độ cao hơn. Tập thể dục có thể giúp bênh nhân:
  • Giảm lo lắng
  • Cải thiện năng lượng
  • Nâng cao sự tự tin
  • Cảm thấy hy vọng hơn
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Đạt cân nặng hợp lý
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp
Tập thể dục vùng chậu có thể giúp nam giới đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Khung chậu là một nhóm các cơ và cấu trúc trong xương chậu giữa hai chân. Khung chậu hỗ trợ ruột, bàng quang và các cơ quan sinh dục. Chúng giúp ích cho các chức năng tiểu tiện và đại tiện cũng như hoạt động tình dục. Các cơ co lại và thư giãn, giống như bất kỳ cơ nào khác trên cơ thể. Các bài tập cho vùng chậu có thể giúp chữa các tác dụng phụ như rối loạn cương dương và tiểu không tự chủ.

Tài liệu tham khảo

  1. Quyết định số 3130/QĐ-BYT ngày 17 tháng 07 năm 2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt”.
  2. //www.cancerresearchuk.org/about-cancer/prostate-cancer/getting-diagnosed/tests/transrectal-ultrasound-guided-trus-biopsy
File đính kèm

Nguồn tin: ​​​​​​​BS.Phan Văn Tam

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây