Sòng bạc trực tuyến việt nam | Casino online uy tín dkbuu

Bệnh Sâu răng (dental caries)

Thứ hai - 11/03/2024 03:09
Sâu răng là một bệnh mạn tính rất phổ biến, nó không chỉ giới hạn ở một quốc gia nào mà có tính chất toàn cầu, có thể coi là một bệnh xã hội. Tuy y học đã phát triển nhiều, vệ sinh răng - miệng đã được thực hiện rộng rãi, công tác phòng bệnh sâu răng đã có từ trên 50 năm nay nhưng bệnh sâu răng vẫn ngày càng tăng.
Nguyên nhân gây sâu răng gồm 3 yếu tố chính, được giới thiệu trong sơ đồ Key:
 

          -    Mảng bám vi khuẩn → Vk lên men Strepcococus Mutans và Lactobacillus Acidophillus.
          -    Chế độ ăn và Carbonhydrate (đường).
          -    Răng mất cân bằng giữa mất khoáng và Tái khoáng
    Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, đặc điểm là tiêu dần các chất vô cơ và hữu cơ ở men và ngà răng làm thành lỗ sâu. Lúc đầu lỗ sâu không đau: lúc lỗ sâu đã lớn thì ăn nóng, lạnh, chua, ngọt bị đau nhưng hết đau khi hết kích thích. Những biến chứng của sâu răng là: viêm tủy răng rồi viêm cuống răng làm cho ăn uống khó khăn, ngủ không yên giấc vì các đợt đau dữ dội. Sâu răng có thể gây biến chứng gây viêm mô lỏng lẻo, viêm hạch, viêm tủy xương, đôi khi viêm lan rộng hoặc gây nhiễm trùng huyết hoặc làm tăng những bệnh toàn thân sẵn có.
 
 

Sâu răng được chia làm 2 loại chính là sâu men và sâu ngà:
      -        Sâu men hay gặp ở rãnh, lõm và ở các điểm tiếp giáp ở mặt bên và ở cổ răng. Biểu hiện bằng một chấm trắng ở men hay khi thấy mặt men có chỗ bị thô ráp. Thật  ra  trên  lâm  sàng  chỉ  thấy  sâu  men  khi  đã  tới  đường  ranh  giới  men  -  ngà. Gustafson thấy sâu men có 3 chóp lồng vào nhau, đáy là trên mặt men, đỉnh quay xuống phía ngà răng.
 

      -         Sâu ngà phát triển nhanh hơn so với sâu men. Lỗ sâu thường hình tròn trên hẹp, dưới rộng, thức ăn hay giắt vào. Dựa vào tiến triển của bệnh chia ra làm 2 loại sâu ngà: sâu mạn tính, sâu cấp tính (hay gặp ở người trẻ tuổi).
•        Sâu mãn tính
Thường thấy ở 3 lớp từ ngoài vào trong.
          
+ Vùng lỗ sâu: có ngà mủn, có nhiều vi khuẩn, ống Tomes rộng ra cũng có đầy vi khuẩn.
          +
 Vùng xâm nhập: ống ngà có vi khuẩn nhưng không có nhiễm khuẩn.
          + Vùng trong: ngà bị xơ hoá, ống ngà bị bịt kín, vùng này không có vi khuẩn và cứng hơn ngà thường.
 

•        Sau cấp tính:
      Hay gặp ở thanh niên, quá trình phát triển nhanh, dễ ảnh hưởng đến tủy răng, tế bào ngà tổn thương hay hoại tử, gây nên một đường ống từ lỗ sâu đến tủy răng.
 
BS CKII. LÂM QUỐC KHÁNH

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây