Với quy mô dịch tăng rất nhanh, Việt Nam phải điều chỉnh trong cách thức chống dịch
Trong tình hình này, tuy những nền tảng chống dịch về “phát hiện sớm, , cách ly triệt để, điều trị hiệu quả” chưa thay đổi về bản chất, nhưng đã có điều chỉnh đáng kể ở nhiều thành tố. Đặc biệt, ở thời điểm này, song song với “phòng thủ”, Việt Nam chuyển sang “tấn công” dịch bằng mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 với chiến lược vắc xin.
Hình thành nền tảng chống dịch
Có thể nói, hầu hết các nền tảng cơ bản của chiến lược chống dịch kiểu Việt Nam hình thành trong giai đoạn từ tháng 1 - 4.2020, tức là kết thúc đợt dịch thứ nhất. Đó là “phát hiện, truy vết, cách ly, khoanh vùng, điều trị”. Giai đoạn này cũng là giai đoạn Việt Nam “thử” nhiều cấp độ chống dịch khác nhau, trong đó đỉnh điểm là “” trên phạm vi toàn quốc từ 1.4.2020, thực hiện trong vòng 15 ngày (tại thời điểm Việt Nam mới có tổng cộng 204 ca bệnh, chưa có ca tử vong). Hiện nay nhìn lại, biện pháp đó có vẻ hơi “cực đoan”, nhưng cũng là một phép thử để có kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo.
SARS-CoV-2 biến đổi khó lường
Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (), Trưởng tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống : “SARS-CoV-2 là vi rút mới, chúng ta chưa thể hiểu biết đầy đủ, trong khi đó, các triệu chứng trên các bệnh nhân (BN) rất đa dạng. Trong quá trình điều trị, các chuyên gia đầu ngành và các bác sĩ đã phải theo dõi rất sát diễn biến”.
“Nguy cơ tử vong do -19 xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính, bệnh ác tính kèm theo, như: đái tháo đường, tim mạch, viêm gan, ung thư… Tuy nhiên, không chủ quan với người trẻ, vì đợt dịch này đã ghi nhận các BN trẻ viêm phổi tiến triển nhanh, suy hô hấp, phải thở máy”, PGS-TS Khuê cảnh báo.
Tương tự, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa cho biết thêm: “Một trong những điểm mới trong công tác điều trị lần này là biểu hiện lâm sàng của ca bệnh khác với đợt dịch trước. Cụ thể là ngay cả những người trẻ không có bệnh nền thì diễn biến tổn thương phổi cũng rất nhanh, thường xảy ra từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10. Chỉ cần từ khi có triệu chứng sau vài ngày đã xuất hiện mờ trắng hai bên phổi. Do đó, nguy cơ tử vong có thể xảy ra ở các nhóm tuổi”.
“Do đó, với các ca mắc Covid-19, dù BN khởi đầu nhẹ vẫn luôn được bác sĩ theo dõi sát diễn biến và không chủ quan. Các BN nặng đều được đảm bảo đầy đủ thuốc, máu, trang thiết bị và nhân lực giỏi điều trị tích cực. Nhiều BN nặng được cứu sống. Có thời điểm, 1 tuần có 4 cuộc hội chẩn quốc gia liên tiếp, với thời gian kéo dài nhiều giờ, nỗ lực điều trị từng ca bệnh nặng”, PGS Khuê chia sẻ.
Ghi nhận bệnh nhân (BN) đầu tiên ngày 23.1.2020, đến 7 tháng sau, vào ngày 20.8.2020, Việt Nam mới ghi nhận ca bệnh thứ 1.000 là chuyên gia người Philippines nhập cảnh và được ghi nhận tại Khánh Hòa. Tại thời điểm này, Việt Nam đang trải qua đợt dịch thứ 2 với tâm dịch tại và ca bệnh chỉ điểm không xác định được nguồn lây. Khi đó, Đà Nẵng thực hiện trên phạm vi toàn thành phố (áp dụng từ 28.7 - 5.9.2020 mới nới lỏng giãn cách). Việc giãn cách trong bối cảnh Đà Nẵng mất dấu F0 được xác định là đúng đắn, minh chứng ở việc thông qua xét nghiệm sàng lọc 15.000 mẫu tại Đà Nẵng ở thời điểm dịch đã được kiểm soát, lực lượng y tế phát hiện 57 trường hợp mắc Covid-19 đã khỏi bệnh, tức là nguồn lây từ 57 trường hợp này đã bị cắt đứt khi thực hiện giãn cách. Cũng tại thời điểm 1.000 ca bệnh, có 83.644 người đang được cách ly, trong đó cách ly tập trung là 22.181 người; có 25 ca tử vong và 542 ca đã khỏi bệnh.
BN thứ 2.000 của Việt Nam được ghi nhận vào ngày 7.2.2021, tức là sau 5 tháng 18 ngày, mới ghi nhận thêm 1.000 BN. Thời điểm này Việt Nam đang vào đợt dịch thứ 3 với tâm dịch ở Hải Dương, dịch đã tấn công vào các KCN. Thời điểm đó, có 83.104 trường hợp đang được cách ly, với 24.875 người được cách ly tập trung; số ca tử vong: 35 ca; số ca điều trị khỏi: 1.472 ca.
Giai đoạn này, Hải Dương cũng áp dụng cách ly theo Chỉ thị 16, nhưng với quy mô hẹp hơn so với Đà Nẵng, chỉ ở những địa bàn nóng nhất về dịch, như tại TP.Chí Linh; một số xã, phường của H.Kinh Môn. Có thể thấy, qua 3 đợt dịch, với kinh nghiệm tốt hơn, hiểu biết về dịch nhiều hơn, các biện pháp chống dịch được áp dụng bớt cực đoan hơn.
BN thứ 3.000 của Việt Nam được ghi nhận vào ngày 5.5 vừa qua, tức là sau chưa tròn 3 tháng đã ghi nhận thêm 1.000 BN mới. Tại thời điểm này, Việt Nam đang ở đợt dịch thứ 4 với tâm dịch là Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội; đã điều trị khỏi 2.560 BN và có 35 BN tử vong.
Tiếp đó, chỉ trong 1 tháng 3 ngày, Việt Nam đã ghi nhận thêm hơn 6.000 BN khác, để chính thức vượt con số 9.000 BN vào ngày 8.6, chuẩn bị chạm mốc kịch bản 10.000 BN được Bộ Y tế xây dựng. Thời gian để có thêm 1.000 BN đã rút ngắn xuống còn 11 ngày (lên 4.000 ca bệnh vào ngày 16.5), 6 ngày (6.000 ca bệnh vào ngày 22.5), thậm chí 4 ngày (7.000 ca bệnh vào ngày 26.5, 8.000 ca bệnh vào 30.5). Quy mô dịch cũng mở rộng ra nhiều tỉnh hơn, nhiều ca bệnh trong cộng đồng không xác định được nguồn lây. Chính phủ đã phải yêu cầu Bộ Y tế xây dựng kịch bản cho 30.000 ca bệnh, thay cho kịch bản 10.000.
Đợt dịch thứ 4 này đánh dấu nhiều thay đổi đáng kể nhất trong biện pháp chống dịch ở Việt Nam, thiên về “tấn công” với việc dồn sức cho mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 bằng mua vắc xin; song song với phòng ngự, dập dịch.
Bộ Y tế: Đã có những điều chỉnh trong biện pháp chống dịch
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay trong đợt dịch thứ 4 này, Bộ Y tế đã có những điều chỉnh trong biện pháp phòng chống dịch phù hợp với thực tiễn về cách ly, truy vết, xét nghiệm, điều trị. Trong đó, biện pháp “5K + vắc xin + ” đang được triệt để thực hiện theo chỉ đạo của .
Theo ông Tuyên, nếu đầu dịch, chúng ta chưa có phương án riêng chi tiết cho phòng dịch trong các KCN, nhưng với diễn biến mới, chúng ta đã có phương án phòng, chống đảm bảo phòng, chống dịch chủ động, phát hiện sớm và xử lý kịp thời trường hợp nghi ngờ mắc tại cơ sở sản xuất , khu, cụm công nghiệp, đảm bảo sản xuất an toàn và thực hiện mục tiêu kép; hạn chế tác động của dịch bệnh đến và an sinh xã hội. Phương án đặt ra yêu cầu: “Phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình” và luôn chuẩn bị cho các tình huống xấu hơn.
Với sự xuất hiện của vi rút biến chủng, quy mô và tốc độ gia tăng của dịch khác hẳn cả 3 đợt dịch trước, Việt Nam đã có những điều chỉnh đáng kể các quy định cả về khoanh vùng, cách ly (tức là 2/4 thành tố chính của chiến lược chống dịch “made in VN”).
Tại đợt dịch này, Việt Nam khoanh vùng nhỏ hơn (ở quy mô 1 ngõ phố, 1 tầng chung cư, thay vì cả tòa nhà), linh hoạt hơn (không ra quyết định cách ly 14 hay 21 ngày, mà ra quyết định cách ly, phong tỏa “cho đến khi có yêu cầu mới” - tức là bất cứ khi nào các nhà chuyên môn cảm thấy đủ an toàn); cũng ở quy mô nhỏ hơn (cấp độ từng thôn, từng xã, rồi mới đến huyện..., thậm chí Hà Nội còn có sáng kiến cách ly 3 vòng - lõi trong cùng là cách ly theo Chỉ thị 16, lớp giữa là và lớp ngoài là ). Bản thân các địa phương cũng cho các quy định riêng về giãn cách, đóng cửa một số hàng hóa dịch vụ không thiết yếu (như Hà Nội đang áp dụng các biện pháp không tương đồng với chỉ thị nào của Thủ tướng, có phần ở giữa Chỉ thị 19 và Chỉ thị 15), tức là biện pháp bớt “đồng phục” hơn.
Ở giai đoạn này, chiến lược cách ly của Việt Nam có thay đổi đáng kể nhất, sau khi phát hiện ra các lỗ hổng trong cách ly. Do đó, thời gian cách ly tập trung đã được tăng lên 21 ngày thay vì 14 ngày, sau đó phải giám sát tại nhà thêm 7 ngày. Số lần lấy mẫu khi cách ly tập trung cũng đã tăng lên: 3, thậm chí 6 lần (như Hà Nội). Việt Nam cũng đang tính tới , trên cơ sở phân loại nguy cơ, bởi sự quá tải của các khu cách ly tập trung đang khiến ý nghĩa của việc cách ly bị đảo lộn (nguy cơ F1 thành F0 tại khu cách ly tăng lên quá cao).
Ngay từ đầu dịch, Việt Nam cũng đã thúc đẩy việc có vắc xin sớm (bằng cả tìm mua, nghiên cứu sản xuất trong nước) cùng với chống dịch, chỉ có mỗi thời điểm có các ưu tiên khác nhau, và với việc xác lập ưu tiên vắc xin, hy vọng giai đoạn cầm cự sẽ không kéo quá dài, làm kiệt sức các lực lượng y tế.