casino online uy tín dkbuu
//rappfab.com/uploads/banner-bvcm.png
Thứ ba - 12/07/2022 05:10
Ngày 06/7/2022, Khoa Ung bướu BVĐK Cà Mau, dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia từ BVUB TPHCM đã tiến hành xạ xị cho 10 bệnh nhân ung thư vú đầu tiên tại Tỉnh nhà. Đội ngũ bác sĩ, kỹ sư và kỹ thuật viên (trình độ đại học và sauđại học) của Khoa Ung bướu BVĐK Cà Mau đã được đào tạo chuyên sâu về xạ trị tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận thành công kỹ thuật điều trị ung thư phức tạp này. Đây là hệ thống xạ trị gia tốc tuyến tính thứ hai ở ĐBSCL được đưa vào hoạt động.
Máy xạ trị của BVĐK Cà Mau là dòng máy Vitalbeam của công ty Varian (Mỹ), là máy xạ trị gia tốc không gian ba chiều (3D-CRT), có đầy đủ các thiết bị phụ trợ, có thể nâng cấp lên xạ trị điều biến liều (IMRT). Theo ước tính có khoảng 60% bệnh nhân ung thư cần phải xạ trị trong suốt diễn tiến tự nhiên của bệnh.
Xạ trị là gì?
Xạ trị là 1 trong 3 phương pháp chính để điều trị bệnh nhân ung thư (phẫu thuật, hóa trị và xạ trị). Xạ trị sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp này sẽ giết chết vật chất di truyền trong các tế bào ung thư dẫn tới làm mất khả năng phát triển và lây lan của chúng đồng thời cũng ảnh hưởng đến tế bào lành xung quanh. Các bác sĩ thực hiện được đào tạo chuyên về xạ trị để xác định đúng liều lượng bức xạ mà bệnh nhân có thể nhận, từ đó đưa ra chỉ định phù hợp. Về cơ bản liều lượng tia xạ cần căn cứ vào từng bệnh nhân cụ thể, thể trạng bệnh nhân, loại ung thư và vị trí khối u. Cần đưa tia xạ với liều lượng phù hợp tới vùng có khối u càng chính xác càng tốt, đồng thời đảm bảo an toàn cho những tế bào lành xung quanh.
Xạ trị được sử dụng khi nào?
Xạ trị được áp dụng nhằm đạt đến một trong hai mục đích: Cứu chữa hoặc giảm nhẹ.
Xạ trị cứu chữa được thực hiện với mục đích chữa khỏi. Có nghĩa là các bác sĩ hy vọng phương pháp điều trị này (áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác) có thể loại bỏ hoàn toàn khối u, phá hủy nó trước khi lây lan, hoặc làm u co nhỏ lại rồi mổ lấy ra.
Xạ trị giảm nhẹ được áp dụng để giảm triệu chứng trong trường hợp khối u phát triển hoặc di căn. Mục đích là làm giảm khả năng tàn phá của khối u và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Xạ trị được thực hiện như thế nào? Hiện nay có ba cách xạ trị chủ yếu: Xạ ngoài, xạ trong và xạ hệ thống. Việc lựa chọn cách thức nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước và vị trí khối u, độ tuổi của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh. Xạ ngoài là dùng máy để hướng trực tiếp chùm bức xạ từ bên ngoài tới vùng khối u. Có 6 cách xạ ngoài:
Xạ trị không gian ba chiều (3D-CRT): Chụp ảnh khối u ba chiều, chiếu chùm bức xạ liều cao thẳng vào khối u, nhờ đó giảm đáng kể lượng bức xạ ảnh hưởng tới các tế bào khác.
Xạ trị điều biến liều (IMRT) là dùng các chùm bức xạ được điều chỉnh đúng với hình dáng khối u để giảm thiểu tổn thương các mô lành xung quanh.
Xạ trị có hướng dẫn của hình ảnh (IGRT): Cần chụp ảnh khối u để lên kế hoạch và hướng điều trị riêng biệt.
Xạ phẫu: Chiếu các chùm tia xạ tập trung từ nhiều hướng phát ra một liều xạ mạnh nhắm thẳng vào khu vực khối u.
Xạ trị thân thể theo tọa độ 3 chiều (SBRT): Dựa vào hình ảnh chi tiết, lập kế hoạch điều trị bằng máy tính 3D và thiết lập chiến lược điều trị để đưa ra liều lượng chính xác nhất.
Xạ trị điều biến liều thể tích (VMAT): Mức độ chính xác của kỹ thuật này gần như tuyệt đối, có thể kiểm tra được vị trí bướu cần xạ trị một cách chính xác qua mỗi lần xạ bằng hệ thống chụp hình cắt lớp ngay trên bàn máy xạ, còn gọi là xạ trị dưới hướng dẫn hình ảnh.
Xạ trị trong hay còn gọi là xạ áp sát. Theo đó, tia xạ được đưa vào bên trong cơ thể người bệnh bằng cách cấy phóng xạ vào trong hoặc tiếp giáp với khối u. Xạ trị hệ thống: Bệnh nhân sẽ nuốt hoặc được tiêm thuốc phóng xạ vào máu để điều hướng tới các tế bào ung thư (ví dụ: điều trị Iod131 trong ung thư tuyến giáp). Điều trị sẽ diễn ra ở đâu? Xạ trị thường được thực hiện tại các bệnh viện lớn có trang bị máy xạ trị. Điều trị được thực hiện bởi các nhân viên được đào tạo được gọi là chuyên gia y học hạt nhân hoặc chuyên gia trị liệu bức xạ. Việc điều trị sẽ được giám sát bởi các bác sĩ chuyên khoa ung thư bức xạ. Một đợt điều trị là bao lâu? Việc điều trị của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào loại ung thư, vị trí và kích thước của u, sức khỏe của bệnh nhân và các phương pháp kết hợp điều trị ung thư khác. Một số người chỉ cần điều trị một lần, trong khi những người khác cần xạ trị năm ngày một tuần trong vài tuần. Nếu bệnh nhân được xạ trị trong, các bộ phận cấy ghép có thể được đặt vào trong cơ thể trong vài phút, một đến sáu ngày hoặc vĩnh viễn. Xạ trị có đau không? Xạ trị ngoài sẽ không đau. Bệnh nhân sẽ không nhìn thấy hoặc ngửi thấy bức xạ, tuy nhiên, bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng vo ve khi máy đang bật. Bệnh nhân sẽ KHÔNG bị phóng xạ tức là sẽ an toàn khi tiếp xúc với những người khác, kể cả phụ nữ mang thai và trẻ em, khi đang điều trị và sau khi kết thúc điều trị. Trong quá trình xạ trị trong, bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu một chút do dụng cụ đặt trong cơ thể. Trong khi cấy phóng xạ của bệnh nhân được thực hiện, nó có thể phát một số bức xạ ra bên ngoài khỏi cơ thể.Do đó, Bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc với người khác trong khi cấy phóng xạ trong. Các tác dụng phụ của xạ trị là gì? Các tác dụng phụ khác nhau và tùy thuộc vào vùng nào trên cơ thể đang được điều trị. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:
Mệt mỏi
Da khô, đỏ hoặc ngứa
Ăn mất ngon
Buồn nôn
Vấn đề về tiêu hóa
Rụng tóc
Khô, đau họng hoặc miệng
Ho hoặc khó thở.
Hầu hết các tác dụng phụ có thể được kiểm soát và sẽ dần biến mất sau khi quá trình điều trị kết thúc. Tác dụng phụ sẽ kéo dài bao lâu? Theo thời gian, hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất. Tuy nhiên, một số có thể tồn tại vĩnh viễn và một số khác có thể không xuất hiện cho đến khi kết thúc điều trị. Nếu các tác dụng phụ nghiêm trọng, bác sĩ ung thư bức xạ có thể thay đổi phương pháp điều trị hoặc chỉ định tạm hoãn. Nếu việc tạm dừng điều trị có thể ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của việc điều trị thì có thể không được tạm dừng điều trị. Làm thế nào để biết phương pháp điều trị đã có kết quả? Sau khi bệnh nhân kết thúc điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được khám sức khỏe và có thể chụp CTscanner hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra xem ung thư có đáp ứng với điều trị hay không. Hiệu quả của xạ trị có thể thấy ngay sau khi kết thúc quá trình xạ trị hoặc phải đợi một thời gian sau. Thông thường sau khi xạ trị, các tế bào ung thư tiếp tục chết trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi điều trị kết thúc. Nếu xạ trị được thực hiện như một phương pháp điều trị giảm nhẹ, việc giảm các triệu chứng sẽ cho thấy rằng phương pháp điều trị đã có kết quả. Quá trình này có thể mất vài ngày hoặc vài tuần. Liệu xạ trị có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân không? Xạ trị ở những vùng gần cơ quan sinh sản có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bệnh nhân đang mang thai có thể xạ trị không? Nếu bệnh nhân đang mang thai, sẽ không thể xạ trị vì bức xạ có thể gây hại cho thai nhi. Điều quan trọng là bệnh nhân không mang thai trong thời gian điều trị. Những người đàn ông được xạ trị nên tránh để bạn tình của họ có thai trong khi điều trị và trong khoảng sáu tháng sau đó, vì bức xạ có thể làm hỏng tinh trùng. Bệnh nhân có thể làm việc trong thời gian xạ trị không? Một số người có thể tiếp tục làm việc trong thời gian điều trị xạ trị, trong khi những người khác có thể phải giảm giờ làm hoặc nghỉ việc. Mức độ làm việc của bệnh nhân trong thời gian điều trị xạ trị phụ thuộc vào sức khỏe, loại xạ trị và loại công việc mà bệnh nhân làm. Bệnh nhân có bị nhiễm phóng xạ không? Xạ trị ngoài không làm cho bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ vì bức xạ không ở trong cơ thể bệnh nhân trong hoặc sau khi điều trị. Bệnh nhân sẽ không cần phải thực hiện bất kỳ biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào với chất thải của cơ thể, và bệnh nhân có thể an toàn khi ở cùng gia đình, bạn bè, trẻ em và phụ nữ mang thai.
Nguồn tin: BS.CKI. Phan Văn Tam - Khoa Ung bướu, casino online uy tín dkbuu